Răng khôn là gì? Tại sao mọc răng khôn gây đau?
Răng khôn là những chiếc răng mọc cuối cùng ở hàm, thường xuất hiện ở độ tuổi từ 17 đến 25. Do xuất hiện khi xương hàm đã phát triển ổn định, răng khôn thường gây ra cảm giác đau nhức khó chịu khi xuyên qua nướu.
Ngoài ra, nếu răng khôn mọc lệch, ngầm thì tình trạng này còn nghiêm trọng hơn, có thể gây viêm nhiễm, áp xe và ảnh hưởng đến các răng khác. Do đó, cơn đau do răng khôn gây ra sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người.
Triệu chứng khi mọc răng khôn
Khi mọc răng khôn, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng sau:
- Đau nhức: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, cảm giác đau có thể từ nhẹ đến dữ dội, tùy thuộc vào từng trường hợp. Đặc biệt, một số bạn còn bị sốt âm ỉ trong quá trình mọc răng khôn.
- Sưng nướu: Vùng nướu quanh răng khôn bị sưng đỏ, gây khó chịu khi ăn uống.
- Khó mở miệng: Hàm bị cứng, khó mở miệng do răng khôn chèn ép và gây áp lực.
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng trên, đặc biệt là đau nhức kéo dài, sưng tấy nghiêm trọng, hãy đến địa chỉ nha khoa uy tín gần nhà để được khám và điều trị kịp thời.
Mọc răng khôn đau mấy ngày?
Thời gian đau nhức khi mọc răng khôn tùy thuộc vào từng cá nhân và cách chăm sóc răng miệng. Thông thường, trường hợp răng khôn mọc suôn sẻ và không gây va chạm mạnh sẽ chỉ gây ra cơn đau cấp tính, kéo dài từ 3 - 4 ngày.
Tuy nhiên, cảm giác đau nhức có thể tái phát theo từng đợt khoảng 6 - 8 tuần, cho đến khi răng khôn mọc hoàn chỉnh. Vì vậy, bạn cần vệ răng miệng sạch sẽ và súc nước muối nhẹ nhàng trong khoảng thời gian này, tránh tích tụ vụn thức ăn dễ gây sâu và hình thành các vấn đề răng miệng khác.
Các trường hợp răng khôn mọc lệch hay có dạng bất thường khác thường gây ra cảm giác đau lâu dài đến khi được giải quyết triệt để. Vì vậy, để biết chính xác tình trạng của bản thân, bạn nên tìm đến Bác sĩ nha khoa có chuyên môn.
Cách giảm đau hiệu quả khi mọc răng khôn
Để giảm đau khi mọc răng khôn, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau: Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của Bác sĩ để giảm đau nhanh chóng.
- Chườm lạnh: Chườm đá hoặc túi lạnh lên má để làm dịu sự sưng đau của xương hàm
- Vệ sinh răng miệng: Chải răng kỹ lưỡng bằng bàn chải mềm và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa.
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm nướu nên bạn có thể dùng nước muối 4 - 5 lần/ngày.
- Tránh thức ăn cứng, nóng: Nên ăn thức ăn mềm, lỏng, tránh thức ăn quá cứng hoặc quá nóng.
Khi nào nên nhổ răng khôn?
- Răng khôn mọc lệch
- Răng khôn bị sâu, viêm nhiễm
- Bạn có một khối u bất thường hoặc u nang gần răng khôn
- Răng khôn mọc chạm đến dây thần kinh phế nang dưới
- Răng khôn mọc chen chúc và gây tổn thương với các răng lân cận
- Răng khôn gây đau nhức, sưng viêm kéo dài
- Nhiễm trùng nhiều lần ở vùng phía sau răng khôn
Trên đây là toàn bộ giải đáp về vấn đề răng khôn đau mấy ngày thì hết và các bí kíp hữu ích dành cho bạn khi răng khôn xuất hiện. Đừng ngần ngại liên hệ Đức Nhân để được tư vấn khi bạn gặp phải bất kỳ vấn đề răng miệng nào nhé!